Free website hits

Thông tin thị trường

Tiềm lực của thị trường thuốc Việt Nam

Lượt xem: 1213324/03/2017Chia sẻ

□ Hiện trạng thị trường thuốc VN

ㅇQuy mô thị trường thuốc VN năm 2016 được ghi nhận khoảng 47 tỷ USD

Theo Cơ quan nghiên cứu thị trường BMI, năm 2016 quy mô thị trường thuốc Việt Nam được ghi nhận khoảng 47 tỷ USD (chiếm khoảng 2.5% tổng GDP của cả nước); tăng trưởng 12% so với năm trước. Thị trường thuốc VN được kỳ vọng sẽ tăng trưởng bình quân 11% mỗi năm, đạt 70 tỷ USD cho đến năm 2020.

Mặt khác, khoản chi phí dành cho thuốc trong 1 năm của 1 người VN không quá 45USD, cách xa chỉ số trung bình trên thế giới là 180USD, và nếu so với các nước khác trong khu vực, con số này tuy nhỏ (Thái Lan: 90USD; Singapore: 200USD; China: 110USD) nhưng cũng có thể hiểu là thị trường thuốc VN đang còn nguồn lực tăng trưởng mạnh.

Biểu đồ tăng trưởng của thị trường thuốc Việt Nam (2011~2025)

 

Nguồn: BMI

□ Lực tăng trưởng của thị trường thuốc Việt Nam

ㅇTrước hết, Việt Nam có dân số đông (93 triệu người) và ý thức bảo vệ sức khoẻ đang nâng cao.

  • Như đã đề cập ở trên, khoản tiêu dùng cho sức khoẻ của một người Việt Nam tuy nhỏ, nhưng với đặc điểm dân số đông hơn 93 triệu người, là cơ sở cho tiềm lực phát triển cao.
  • Mối quan tâm của người Việt Nam về sức khoẻ có xu thế tăng nhanh chóng. Trong 5 năm trở lại đây, OTC (y dược cơ bản), Vitamin và Thực phẩm bổ sung, Thuốc quản lý cân nặng, Thuốc y học cổ truyền…doanh số bán ra tăng đều đặn 2 con số; như biểu đồ dưới đây cho thấy doanh số bán ra tăng liên tục. Điều này có nghĩa là để tăng cường sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống, chi phí tiêu dung cho các lĩnh vực liên quan như y dược đang tăng dần lên.
  • Đặc biệt, số bệnh nhân ung thư của Việt Nam ngày càng nhiều, theo đó nhu cầu về các loại Vitamin hay Thực phẩm chức năng có công dụng tăng hệ miễn dịch, chống ung thư cũng tăng lên. (Theo tổ chức y thế thế giới WTO, tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới.)

Biểu đồ doanh số bán thuốc ở Việt Nam theo loại thuốc

 (Đơn vị: 100 triệu USD)

 

Nguồn: BMI

 

  • Màu xanh: thuốc cần uống theo toa thuốc của bác sĩ
  • Màu đỏ: thuốc cơ bản có thể tự mua uống

 

ㅇ Thứ hai, nhu cầu thuốc cho tuổi trung niên sẽ tăng

    Hiện tại, hơn 50% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30. Điều này có nghĩa khi đến lứa tuổi 40-50, dự đoán một lượng lớn nhu cầu thuốc chống lão hoá và ngăn ngừa bệnh sẽ tăng cao so với hiện tại.

Biểu đồ cấu trúc dân số Việt Nam tăng trưởng theo độ tuổi

 

Nguồn: BMI

ㅇ Thứ ba, bảo hiểm y tế đang được mở rộng

 

  • Hiện tại tỷ lệ đăng ký bảo hiểm y tế ở VN là 70%, cho đến năm 2020 sẽ đạt 90% theo kế hoạch của Chính phủ VN.
  • Chế độ bảo hiểm y tế ở VN còn nhiều hạn chế về phạm vi bảo hiểm và chi phí của bệnh nhân, nhưng tỷ lệ đăng ký bảo hiểm ngày càng tăng cũng như quy mô thị trường thuốc cũng được kỳ vọng sẽ mở rộng theo.

 

□ Tình hình nhập khẩu và phân phối của thị trường thuốc Việt Nam

ㅇ Quy trình lưu thông phức tạp của thị trường thuốc VN

    Quy trình lưu thông thuốc ở VN phức tạp và qua nhiều đầu mối rắc rối. Phải thông qua nhiều giai đoạn rồi thuốc mới đến tay người tiêu dùng, vì thế dẫn đến đặc điểm là giá thuốc nhập khẩu cao.

ㅇThuốc sản xuất tại VN được thông qua quy trình lưu thông cơ bản như sau:

    1)    Quy trình phân phối thuốc nội địa

     ①Sản xuất - đấu thầu - bệnh viện - bệnh nhân

     ②Sản xuất – nhà thuốc/phòng khám – bệnh nhân

     ③Sản xuất – công ty phân phối trong nước/xuất khẩu - chợ bán sỉ - nhà thuốc/phòng khám – bệnh nhân

     ④Sản xuất - chợ bán sỉ - nhà thuốc/phòng khám – bệnh nhân

Quy trình lưu thông cơ bản của thị trường thuốc nội địa Việt Nam

Nguồn: FPTS

    2) Quy trình nhập khẩu thuốc cơ bản:

    ① Nhập khẩu – Công ty phân phối trong nước/xuất khẩu hoặc Công ty nhập khẩu - đấu thầu - bệnh viện - bệnh nhân

    ② Nhập khẩu - Công ty phân phối trong nước/xuất khẩu hoặc Công ty nhập khẩu – nhà thuốc/phòng khám - bệnh nhân

    ③ Nhập khẩu - Công ty phân phối trong nước/xuất khẩu hoặc Công ty nhập khẩu - chợ bán sỉ - nhà thuốc/phòng khám - bệnh nhân

Quy trình lưu thông cơ bản của thuốc nhập khẩu tại Việt Nam

Nguồn: FPTS

ㅇTình hình nhập khẩu:

  • Đặc điểm của thị trường thuốc VN là độ phụ thuộc vào nhập khẩu cao, điều này là vì hiện tại thiếu khả năng tự sản xuất và nguyên liệu chế biến cũng phần lớn đang phải nhập khẩu.
  • Ở VN, tỷ trọng thuốc nhập khẩu trong các bệnh viện là khoảng 80%, và chiếm 70% toàn thị trường.
  • Theo thông tin ghi nhận từ Bộ Y Tế và Cục hải quan, trong năm 2016 số tiền nhập khẩu thuốc của VN là 2,563,480,000USD (tăng 10.5% so với năm 2015) và số tiền nhập khẩu nguyên liệu chế biến thuốc là 379,910,000USD (tăng 12.3% so với năm 2015).
  • Chủ yếu nhập khẩu từ các quốc gia như Pháp; Ấn Độ; Đức; Hàn Quốc; Mỹ...

Thuốc nhập khẩu tại Việt Nam theo quốc gia

                                                                                                                                                                   (Đơn vị: 1000USD)

Thứ tự

Quốc gia

2012

2013

2014

2015

1

Pháp

270,307

266,612

261,222

287,928

2

Ấn Độ

236,813

249,340

269,056

269,669

3

Đức

147,491

153,215

196,551

210,938

4

Hàn Quốc

186,355

163,077

166,436

189,283

5

Mỹ

91,799

104,274

118,727

156,087

Tổng cộng

1,902,457

2,002,246

2,173,628

2,474,224

Dựa trên 30 loại sản phẩm (HS Code)

Nguồn: Trademap

□ Các công ty dược phẩm lớn của VN

 ㅇTiêu biểu là Công ty dược Hậu Giang: doanh số bán trong năm là 1500 tỷ won, chiếm khoảng 5% thị trường. Là công ty dược VN lớn nhất có tỷ lệ chiếm hữu thị trường 5% có nghĩa là tỷ lệ chiếm hữu thị trường của doanh nghiệp trong nước không cao.
   - Công ty dược phẩm nước ngoài tiêu biểu là Sanofi của Pháp.

Các doanh nghiệp dược phẩm lớn của Việt Nam

Tên doanh nghiệp

 Giới thiệu

Duoc Hau Giang Pharma Joint-Stock Company(DHG)

ㅇ Một trong những công ty dược lớn nhất của Việt Nam, độ nhận biết thương hiệu trong nước cao.

ㅇNơi sản xuất thuốc đủ tiêu chuẩn của WTO và GMP

ㅇSản phẩm chủ yếu: thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh…

ㅇTỷ lệ chiếm hữu thị trường: khoảng 5%

Traphaco Join-Stock Company(TRA)

ㅇVốn nhà nước 45%, còn lại là cổ phần hoá

ㅇSản phẩm chính: thuốc cổ truyền (38%), thuốc Tây (18%)…

ㅇHệ thống toàn Việt Nam (ưu thế)

ㅇĐủ tiêu chuẩn của WHO-GMP và ASEAN-GMP

Domesco Medical Import Export Join-Stock Corporation(DMC)

ㅇ Thành lập 07/1985, đến năm 2004 đổi tên công ty.

ㅇ Sản phẩm chính: dược phẩm hoá học, nguyên liệu dược phẩm, thực phẩm chức năng…

ㅇ Một trong 5 công ty dược lớn của VN, Top 3 trên thị trường chứng khoán

ㅇĐạt chuẩn của WHO-GMP và chất lượng ngang với các sản phẩm nhập khẩu. Hiện đang xuất khẩu cho thị trường Mỹ và Nhật

Imexpharm Pharmaceutical Join-Stock Corporation(IMP)

ㅇSản phẩm chính: thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh, Vitamin, Thực phẩm chức năng…

ㅇCó kỹ thuật và chất lượng tốt, đang hợp tác với các doanh nghiệp dược phẩm lớn để sản xuất nhiều loại thuốc.

Nguồn: Cơ quan thương mại KOTRA TPHCM

□ Chính sách và những quy chế luật pháp của thị trường:

ㅇ Thị trường thuốc Việt Nam đang áp dụng 3 điều luật như sau:

    - Pharmacy Law No. 105/2016/QH13, 6 April 2016 regulating medicine registration and licensing

    - Health Insurance Law, No. 25/2008/QH12, 14 Nov 2008 with Order No. 46/2014/QH13, 13 June 2014

    - Medical Examination and Treatment Law No. 40/2009/QH12, 23 Nov 2009

ㅇChính Phủ VN đang được chú trọng chính sách khuyến khích sản xuất trong nước 

    - Theo chiến lược phát triển doanh nghiệp dược phẩm đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, tỷ lệ sản xuất trong nước tăng dần và đang mở ra chính sách khuyến khích bán hàng sản xuất trong nước.

    - Ngoài ra, Chính Phủ VN đang thực hiện đấu thầu để cung cấp thuốc cho các bệnh viện. Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm được chia thành 5 nhóm từ 1 đến 5. Các doanh nghiệp thoả mãn điều kiện yêu cầu của Chính Phủ vào nhóm 1 có thể giành được quyền cung ứng thuốc cho các bệnh viện.

    - Các doanh nghiệp Hàn Quốc được phân vào nhóm 2, dù quy mô lớn nhưng phải đủ tiêu chuẩn Chính phủ VN yêu cầu. Các doanh nghiệp nhỏ được chia vào nhóm 5 và bị hạn chế khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.

  ㅇ Hoạt động lưu thông sản phẩm dược trong nước vẫn còn nhiều hạn chế

    - Sau khi VN gia nhập WTO, các doanh nghiệp dược phẩm có yếu tố nước ngoài có thể hoạt động sản xuất điều hành, nhập khẩu, kiểm tra...ngay tại VN.

    - Nhưng trong trường hợp chỉ xuất khẩu thì Chính Phủ VN không cho phép bán trực tiếp. Các doanh nghiệp xuất khẩu muốn lưu thông, buôn bán trong lãnh thổ VN phải ký hợp đồng với môi giới, và những đối tác này sẽ có thể lưu thông, buôn bán tại VN (theo Thông tư 08/2013/TT-BCT).

ㅇCác doanh nghiệp dược phẩm phải thoả mãn các yêu cầu đa dạng của GMF (Tiêu chuẩn quản lý chất lượng chế biến)

    - Việt Nam yêu cầu các DN sản xuất thuốc phải đảm bảo đầy đủ quy chuẩn theo WTO-GMP

    - Ngoài ra, phải có giấy Chứng nhận thương mại tự do, Chứng nhận phân tích mẫu thử...các sản phẩm dược nhập khẩu phải có thêm giấy Chứng nhận chế biến, buôn bán dược phẩm được cấp tại quốc gia sản xuất.

ㅇThuế nhập khẩu dược phẩm của VN được chia thành 2 loại lớn

    - Thứ nhất, các sản phẩm có thể sản xuất tại VN có thuế suất là 2.5-5%; các sản phẩm không thể sản xuất tại VN được miễn thuế nhập khẩu.

    - Áp dụng thuế suất 25-40% cho các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, VAT là 5-10%.

ㅇ VN hiện chưa có chế độ phân loại thuốc dựa trên yêu cầu của bác sĩ

    - Việt Nam khác với Hàn Quốc, các sản phẩm ETC (thuốc chuyên môn, thuốc cần có đơn toa của bác sĩ) và OTC (thuốc cơ bản, thuốc không cần đơn toa của bác sĩ) chưa có sự phân biệt rõ rang. Nghĩa là người bệnh có thể tự ý mua các loại thuốc ETC để uống, ví dụ như thuốc kháng sinh.)

□ Những vấn đề cần khắc phục của ngành công nghiệp dược phẩm Việt Nam.

ㅇThứ nhất, tự cung cấp nguyên liệu làm thuốc

    - Tỷ trọng nhập khẩu nguyên liệu chế biến thuốc của VN là 80-90%, làm giảm năng lực tự sản xuất. Điều này còn kèm theo tính không ổn định về nguyên vật liệu sản xuất cũng như rủi ro tỷ giá.

    - Không chỉ nguyên liệu chế biến mà tỷ trọng thuốc nhập khẩu chiếm 70% là một mức tương đối cao.

ㅇThứ hai, thiếu sản xuất các loại thuốc mới

    - Hiện tại các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh và các loại thuốc generic...

    - Nhiều doanh nghiệp cùng tập trung sản xuất thuốc generic thì các sản phẩm gần như không có sự khác biệt, và như vậy tỷ lệ chiếm hữu thị trường của mỗi doanh nghiệp cũng không khác nhau nhiều. Tức là đặt các doanh nghiệp vào tình trạng cạnh tranh trong một thị trường bị hạn chế.

    - Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn dồi dào và kỹ thuật cao đã thông qua việc sản xuất thuốc mới để tự tạo những sản phẩm chủ lực, đang khẳng định năng lực cạnh tranh trên thị trường.

    - Thuốc generic là: thuốc được chế biến dựa trên nguyên liệu và kỹ thuật được công bố bởi công ty dược khác, gọi là “Thuốc copy” (nguồn: Bách khoa tri thức Naver). Thuốc generic này so với thuốc nguyên bản khác thì đang được phân phối với giá rẻ hơn và thiếu sự đầu tư mới.

ㅇThứ ba, nhận thức tiêu cực về thuốc sản xuất tại VN

    - Tỷ lệ sử dụng thuốc của người VN hiện tại rất thấp, khoảng 14%. Nguyên nhân là vì người VN nghĩ rằng so với thuốc sản xuất tại VN, các sản phẩm nhập khẩu có chất lượng tốt hơn.

    - Những vấn đề như lưu thong bất hợp pháp thuốc giả; gian dối trong quản lý chất lượng thuốc…khiến thuốc của Việt Nam bị mất uy tín. Do đó, các doanh nghiệp nước ngoài thong qua năng lực quảng cáo và khoản chi hoa hồng đang mở rộng chiếm hữu thị trường.

ㅇThứ tư, thiếu trang thiết bị y tế và dịch vụ y tế

    - Số lượng bệnh viện công cộng còn thiếu, người đợi khám bệnh đông và hỗn tạp, trang thiết bị lạc hậu, các chuyên gia y tế có mức thu nhập thấp, 70% tổng số dân cư trú tại các khu vực ngoài đô thị ít có điều kiện sử dụng dịch vụ y tế tại bệnh viện...Dịch vụ y tế tại Việt Nam vẫn đang còn ở mức các quốc gia đang phát triển.

    - Vì vậy nhiều người VN so với việc đến bệnh viện khám thì chọn cách chữa trị truyền thống theo phương pháp dân gian và những người giàu thì đi Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc... để chữa bệnh.(Năm 2014 dự tính có khoảng 50 ngàn người Việt Nam ra nước ngoài điều trị.)

□ Những điểm cần lưu ý khi tìm hiểu thị trường thuốc VN

ㅇ Thị trường thuốc VN có triển vọng tươi sáng trong tương lai

    - Việt Nam hiện có khoảng 93 triệu người, thu nhập ngày càng tăng do sự tăng trưởng của kinh tế, bảo hiểm xã hội được mở rộng và nỗ lực của Chính phủ VN về tỷ lệ tự sản xuất, các nhà đầu tư nước ngoài tăng nhanh...đang được đánh giá là có khả năng tăng trưởng cao.

    - Đặc biệt gần đây tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 6%, thu nhập tăng và hình mẫu cuộc sống thay đổi, người VN cũng quan tâm thay đổi chất lượng cuộc sống, duy trì và quản lý sức khoẻ, các khoản chi tiêu cho thuốc cũng sẽ tăng nhiều.

ㅇ Hạn chế về cạnh tranh đấu thầu là rào cản cao đối với các doanh nghiệp nước ngoài

    - Rõ ràng VN là một thị trường thuốc tiềm năng cao nhưng việc gia nhập không dễ dàng

    - Cơ bản là Chính phủ VN bảo vệ doanh nghiệp trong nước, hiện tại hồ sơ pháp lý được yêu cầu cho việc đăng ký đầu tư dược phẩm khó khăn và phức tạp, mất nhiều thời gian, các rào cản thâm nhập thị trường được áp dụng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

    - Chính phủ VN tham gia đấu thầu và việc ký kết rất khó. Theo một công ty ngôn luận, thị trường thuốc VN đang phân chia theo tỷ lệ 5:3:2 là Chính phủ; các nhà thuốc; và bệnh viện tư nhân. 

    - Ngoài ra, Hàn Quốc đã được gia nhập trở thành thành viên thứ sáu của tổ chức ICH bao gổm cả Mỹ; Uỷ ban Châu Âu; Nhật; Thuỵ Sĩ; Canada.

ㅇCó thể thâm nhập thị trường thuốc Việt Nam bằng cách đầu tư mới 100% (xây nhà máy sản xuất); lập pháp nhân hợp tác với doanh nghiệp dược phẩm hiện hữu; xuất khẩu đơn giản….

    - Hiện có khoảng 20 doanh nghiệp thuốc Hàn Quốc tham gia thị trường VN như 유나이티드 제약, 신풍제약, JW 중외제약….với đa dạng các hình thức như có nhà máy sản xuất, văn phòng đại diện, xuất khẩu….Trong đó, không quá 10 doanh nghiệp đã thành lập pháp nhân.

ㅇLưu ý khi xâm nhập thị trường thuốc VN:

    - Thứ nhất, phải có giấy phép kinh doanh nước ngoài liên quan đến thuốc và các nguyên liệu chế biến thuốc.

    - Thứ hai, trong trường hợp chỉ xuất khẩu cơ bản, không có pháp nhân, cần phải hợp tác với đối tác phân phối để bán và lưu thong thị trường nội địa VN.

    - Thứ ba, trong trường hợp không có văn phòng đại diện, phải ủy quyền đăng ký buôn bán tự do cho đối tác phân phối tại Việt Nam.

    - Thứ tư, việc tổ chức các hội thảo, chương trình quảng cáo phải phù hợp với quy định của Bộ y tế Việt Nam.

 (Nguồn: Bộ Y Tế Việt Nam; Cục Quản Lý Dược Việt Nam (DAV); BMI; FPTS; EVBN; Cơ quan ngôn luận và Kotra Hồ Chí Minh tổng hợp)

Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: 0906 938 599 - (08) 3937 5599
Email: sales@longhau.com.vn
Website: www.longhau.com.vn       
Khu công nghiệp Long Hậu - Đối tác phát triển bền vững
Địa chỉ: Ấp 3, xã Long Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
Hotline: (+84 28) 3937 5599 - (+84) 906 938 599
Email:
sales@longhau.com.vn
Fanpage: fb.me/longhau.com.vn
Zalo Official: https://zalo.me/2384735100152725129